Việt Nam tiếp tục ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca lên 270

19:27 |

Việt Nam tiếp tục ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca lên 270

Chiều 24/4, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa thêm 2 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc lên 270.

Theo Bộ Y tế, cả 2 trường hợp mắc mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22/4 trên chuyến bay VN311. Ngay sau nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.
- CA BỆNH 269 (BN269): Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, Bắc Giang.
- CA BỆNH 270 (BN270): Bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.
Ngày 22/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình lấy mẫu sàng lọc, kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình đã chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái bình và triển khai các hoạt động phòng chống dịch, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm khẳng định.
Ngày 24/4, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện cả 2 bệnh nhân đã được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Bộ Y tế cũng cho biết, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.890, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 352; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.832; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 50.706.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, bệnh nhân 247 được công bố điều trị khỏi tại Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 15 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với SARS-CoV-2: 2 ca.
Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc-viet-nam/cong-bo-them-2-ca-nhiem-covid-19-tai-viet-nam-1082332.html

Read more…

[NEW] bệnh nhân 262 là nhân viên Samsung SDV Bắc Ninh, bộ phận EQC-SI

11:43 |

[NEW] bệnh nhân 262 là nhân viên Samsung SDV Bắc Ninh, bộ phận EQC-SI

Sáng 13/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 2 trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).
Trong đó, ca bệnh 262 là nam, 26 tuổi, trú tại xóm Chợ, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là công nhân công ty Samsung Display (SDV) bộ phận EQC-SI, Bắc Ninh.
Ngày 27/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với BN254 (là bác của bệnh nhân). Ngày 31/3, bệnh nhân có xuất hiện ho khan, sốt. Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 11/4 và xét nghiệm ngày 12/4 cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Từ ngày 7/4, nhân viên này đã không đi làm và cách ly tại nhà. Với sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, SDV đã tiến hành xác định đối tượng tiếp xúc F1 và F2 để cách ly đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch.
Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Với sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, Samsung Display đã tiến hành xác định các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và trường hợp F2 để cách ly. Đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch.
Read more…

08:41 |
Đại học Tôn Đức Thắng nghiên cứu, chế tạo thành công và đưa vào sử dụng robot để phục vụ khử khuẩn trong phòng, chống dịch COVID-19
Robot khử khuẩn tại khu vực cách ly
TS Dương Thị Thùy Vân, thành viên Nhóm nghiên cứu Robotics (Trung tâm Công nghệ thông tin ứng dụng và Khoa điện- Điện tử), Đại học TDTU cho biết: Từ thực tiễn của quá trình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho thấy, mặc dù các nhân viên y tế đã mang trang phục bảo hộ chuyên dụng, nhưng khả năng bị lây nhiễm do tiếp xúc với môi trường truyền nhiễm và bệnh nhân vẫn rất cao. Bên cạnh đó, để khử khuẩn bằng phương pháp phun hóa chất cho bệnh viện Bạch Mai, cơ quan chức năng đã phải huy động hơn 100 cán bộ chiến sỹ của Binh chủng Hóa học.
Robot khử khuẩn CD 1.0 (Covid Defender 1.0) được điều khiển từ xa (khoảng cách tối đa 2.000m) để phun xịt thuốc khử khuẩn cho Khu vực cách ly người có khả năng nhiễm, phòng điều trị COVID-19
Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cấp bách về việc chế tạo Robot có khả năng tự động diệt khuẩn, không chỉ để bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế; giúp họ tránh và/hoặc giảm thiểu đến mức tốt nhất (có thể) việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường truyền nhiễm; mà còn giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong công tác diệt khuẩn tại các môi trường nhiều khả năng truyền nhiễm như khu cách li và bệnh viện điều trị người nhiễm khuẩn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu của Đại học TDTU đã nỗ lực sáng tạo ra các sản phẩm, phụ phẩm từ phòng thí nghiệm đến sản phẩm cụ thể để góp phần cùng xã hội ngăn ngừa việc lây nhiễm.
Từ tháng 2/2020, Khoa dược TDTU đã sản xuất được nước sát trùng, gel rửa tay với một vài loại sản phẩm hiệu quả, giúp mọi người vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường để chống, ngăn ngừa lây nhiễm.
Tháng 3/2020, để đáp ứng yêu cầu cấp bách là tìm biện pháp giúp đội ngũ y tế một số trang thiết bị hiệu quả nhằm tác nghiệp từ xa trong hỗ trợ và điều trị người bị nhiễm COVID-19, người bị cách ly, Nhóm nghiên cứu Robotics của TDTU đã nghiên cứu và chế tạo thành công 02 loại robot để phục vụ cho hai khu vực cần khử khuẩn, đó là: Khu vực chịu được nước thì khử khuẩn bằng phương pháp phun xịt thuốc, hóa chất; Khu vực không chịu được nước như có nhiều máy móc thiết bị, thì khử khuẩn bằng phương pháp chiếu tia UV.
Với loại Robot khử khuẩn CD 1.0 (Covid Defender 1.0) được trang bị vi điều khiển STM34F4, với cấu hình mạnh và tính năng vượt trội. Robot được điều khiển từ xa (khoảng cách tối đa 2.000m) để phun xịt thuốc khử khuẩn cho Khu vực cách ly người có khả năng nhiễm, phòng điều trị Virus Corona của bệnh viện.
Trên thân robot được gắn điện thoại thông minh, cho phép dễ dàng quan sát và điều khiển từ xa thông qua cuộc gọi video call.
Cánh tay robot là vòi phun thuốc. Cánh tay có khả năng chuyển động lên, xuống, qua trái, qua phải. Ngoài ra, hai bên hông của robot còn được gắn hai vòi. Do đó, trong quá trình di chuyển, robot có thể phun thuốc ra hai bên, phía trước, phía trên và cả dưới mặt sàn. Độ xa phun ra từ mỗi bên hông của thân robot là khoảng 1m, phía trước, phía trên là khoảng 2m nên robot có thể di chuyển 1 lượt là có thể khử khuẩn hoàn toàn khu vực sảnh, hành lang, phòng bệnh của các khu cách ly và bệnh viện.
Với khả năng di chuyển linh hoạt nhờ sử dụng hai động cơ dẫn động độc lập và kích thước nhỏ gọn, robot có thể làm việc trong những không gian chật hẹp. Việc sử dụng hai bánh cao su đặc (không có săm) giúp robot di chuyển dễ dàng trên những bề mặt trơn trượt lẫn gồ ghề. Robot có khả năng tải khoảng 170kg, thời gian làm việc liên tục khoảng 6 giờ, tốc độ di chuyển tối đa 15km/h, robot có thể phát triển thành nhiều loại robot có tính năng khác nhau như robot vận chuyển thuốc men, vật tư y tế, cơm cho bệnh nhân, cứu hộ, cứu nạn, quan trắc môi trường, cứu hỏa, ...
Loại robot này sau khi đất nước khống chế được dịch bệnh; sẽ được tiếp tục sử dụng cho các công việc và công năng khác như PCCC, cứu hộ, cứu nạn...trong những môi trường và điều kiện mà nhân lực không thể trực tiếp tham gia tác nghiệp do nguy hiểm đến tính mạng hoặc quá khó khăn.
Với loại robot khử khuẩn DR 1.0 (Disinfection Robot 1.0) được tích hợp công nghệ diệt khuẩn chiếu tia UV đã phổ biến tại Châu Âu và Công nghệ xe robot tự hành được nghiên cứu và phát triển tại TDTU. Robot sử dụng công nghệ xe tự hành được nghiên cứu và phát triển tại TDTU nên có khả năng tự động di chuyển theo quỹ đạo, ghi nhớ không gian làm việc và lặp lại hành trình. Robot có tải trọng 50kg nên có thể được phát triển thành robot vận chuyển thuốc men, vật tư y tế, cơm cho bệnh nhân …từ khoảng cách xa vào đến tận hiện trường.
Về công nghệ khử khuẩn, robot sử dụng Công nghệ chiếu tia UV, là một công nghệ khử khuẩn chiếu tia cực tím phá hủy cấu trúc DNA của vi khuẩn, virus. Do khả năng phá hủy DNA, Công nghệ UV diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn hơn Công nghệ phun hóa chất truyền thống, hiệu quả diệt khuẩn đạt 99.99%. Một trong những ưu điểm vượt trội của robot này là sử dụng công nghệ chiếu tia UV, nên không tạo ra các phụ phẩm độc hại cho môi trường, không để lại các hóa chất tạo phản ứng hóa học. Do đó, robot này rất phù hợp với diệt khuẩn trong phòng làm việc của nhóm, của cá nhân mà không làm ảnh hưởng tới các thiết bị đang hoạt động. Robot có độ bao phủ 360 độ và công suất khử khuẩn khoảng 15 phút/phòng. Ngoài ra, robot sử dụng các Bóng phát tia cực tím cho Công nghệ UV nên có hiệu quả kinh tế cao, dễ bảo trì bảo dưỡng, và không đòi hỏi công tác pha chế, bảo quản, sang chiết chất diệt khuẩn.
Tiếp tục phát triển thành những loại robot có tính năng cao hơn trong nhiều lĩnh vực
Được biết, các loại robot này có thể phát triển tiếp thành dòng sản phẩm máy quét, rất tiện dụng trong việc khử khuẩn cho các văn phòng làm việc đông người, cơ quan, công sở; và phát triển thành những loại robot khác có các tính năng vận chuyển thuốc men, dụng cụ y tế, vận chuyển thức ăn cho bệnh nhân tại các khu vực cách ly.  Nên khi dịch COVID-19 được khống chế thì robot đa năng này có thể được phát triển để phục vụ cho những mục đích khác trong lĩnh vực y tế cũng như những công việc nguy hiểm, khó khăn.
Ngoài ra, Nhóm nghiên cứu đã và đang phát triển tiếp 2 dòng sản phẩm này thành loại robot thông minh và đa năng hơn; có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau hơn; trước mắt là để hỗ trợ cho công tác y tế và phòng chống dịch bệnh; về lâu dài sẽ phát triển sản phẩm theo hướng có tính năng tùy chọn đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của người sử dụng.
Đặc biệt, chi phí sản xuất và đưa ra thị trường cho các dòng sản phẩm này được dự tính là rẻ hơn chi  phí nhập sản phẩm tương tự từ 3 đến 5 lần.
Theo đồng chí Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện nay nhu cầu sử dụng các loại robot có thể vận chuyển, cung cấp thức ăn cho các phòng cách ly, và các bệnh nhân đang điều trị là rất lớn. Vì vậy, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh rất kỳ vọng vào các Nhóm nghiên cứu khoa học tại các trường đại học trên địa bàn gắn với Sở Y tế để sáng chế các loại hình robot đa năng và đưa vào phục vụ cho quá trình phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
“Sở Y tế TP Hồ Chí Minh mong muốn sớm nhân rộng số lượng robot đa năng đưa vào các bệnh viên, phục vụ trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19. Hiện TP Hồ Chí Minh  có Trung tâm điều hành Y tế thông minh cần nhanh chóng áp dụng các khâu  tự động hóa các khâu của ngành y tế”. Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Theo Hoàng Mẫn/DCSVN
Read more…

08:31 |

Việt Nam chế tạo thành công robot chống dịch Covid-19

Robot Vibot-1a do các nhà khoa học Việt Nam phát triển có thể tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm,... và hỗ trợ giao tiếp, khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. 

Các nhà khoa học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của hãng Aethon (Mỹ). 
Hệ thống có tên gọi Vibot này là thành quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học trẻ. Các robot này có thể hoạt động theo nhóm trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế các công việc phục vụ, chăm sóc các bệnh nhân và người nghi nhiễm.
Sau 2 tuần phát triển, phiên bản 1a của Vibot đã có thể tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm,… từ ngoài vào các buồng bệnh, vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt,... từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế với bệnh nhân.
Theo đơn vị phát triển, các robot Vibot được thiết kế đa chức năng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng khu vực cách ly, có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau với tải trọng lên đến 100kg. 
Mọi hoạt động của hệ thống robot được giám sát, điều khiển bởi trung tâm điều hành. Nhờ vậy, đơn vị vận hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết. 
Ngoài chức năng vận chuyển, với đường truyền được thiết lập riêng, từ Trung tâm các bác sỹ, người thân có thể thăm bệnh, tư vấn, động viên từ xa tới bệnh nhân bằng hình ảnh, âm thanh chất lượng cao. 
Qua tính toán sơ bộ, mỗi robot co thể that thế 3-5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn.
Phiên bản Vibot-1a sử dụng kỹ thuật dẫn đường bằng vạch từ và định vị bằng thẻ nhận dạng. Công nghệ này tuy đơn giản nhưng có độ tin cậy cao, cho phép robot tự di chuyển trong khu vực cách ly để thực hiện các nhiệm vụ. 
Vibot-1a có khả năng phát hiện và tránh va chạm vật cản nhờ các cảm biến trang bị ở phía trước và phía sau. Với khối nguồn pin công suất lớn và trạm sạc tự động, Vibot-1a có thể làm việc liên tục 12 giờ và tự động tìm về trạm để sạc khi cạn nguồn. 
Ngày 7/4/2020, Tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập đã họp đánh giá kết quả giai đoạn 1 nghiên cứu, chế tạo robot Vibot-1a. Theo đó, 100% thành viên tổ chuyên gia đã đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng tại các cơ sở cách ly.
Đây là thành công quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong lúc dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới, qua đó khẳng định trình độ của các nhà khoa học Việt Nam. 
Theo Trọng Đạt/ViệtNamnet


Read more…

21:18 |

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất công nghiệp.

1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Công nghệ 4.0 được mô tả như là một môi trường hoàn hảo khi máy tính được tự động hóa và làm việc chung với con người theo cách thức hoàn toàn mới. Công nghiệp 4.0 là xu hướng để xóa nhòa ranh giới giữa hệ thống vật lý, kỹ thuật số và sinh học, giúp chúng kết hợp lại với nhau.

Từ sự phát triển trên 3 lĩnh vực chính là Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và Vật lý, những yếu tố cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là:
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT)
  • Các giải pháp công nghệ Big Data, Robot, 3D,…
Không như các cuộc cách mạng trước đó, CMCN 4.0 có sự khác biệt rất lớn về tốc độ, phạm vi và sự tác động. Cuộc cách mạng này có tốc độ phát triển và lan truyền nhanh hơn rất nhiều so với trước đó. Phạm vi của CMCN 4.0 diễn ra rộng lớn, bao trùm, trong tất cả các lĩnh vực, không chỉ trong sản xuất chế tạo mà trong cả dịch vụ.
Có 4 nguyên tắc để tạo nên điều kiện được gọi là “Công nghiệp 4.0”:
  • Khả năng giao tiếp/ tương tác: Các thiết bị, máy móc phải có khả năng giao tiếp, tương tác với con người thông qua mạng lưới vạn vật kết nối.
  • Minh bạch thông tin: Hệ thống thông tin phải tạo ra một “bản sao y hệt” của thế giới thật, bản sao này được tạo ra bằng các dữ liệu cảm biến từ máy móc.
  • Hỗ trợ của công nghệ: Máy móc, kĩ thuật có thể giúp con người đưa ra quyết định dựa theo các góc nhìn chính xác và đầy đủ nhất.
  • Phân quyền quyết định: Những quyết định đơn giản có thể tự động được đưa ra và hành động bởi máy móc, trừ những ngoại lệ như bị nhiễu, hoặc mâu thuẫn với các mục tiêu đề ra thì cần quyết định từ cấp cao hơn.

2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong công nghiệp

      Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với trình độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản trị. Công nghệ giúp doanh nghiệp tăng tốc độ, giảm sai sót và loại bỏ lãng phí. Cách mạng công nghiệp 4.0  xây dựng nên các doanh nghiệp số dựa trên việc kết nối các chuỗi giá trị trong và ngoài doanh nghiệp, số hóa quá trình sản xuất và dịch vụ, và tạo những mô hình kinh doanh mới.
     Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và BigData. 


      Ở cấp độ công đoạn sản xuất, những ứng dụng quan trọng có thể kể đến gồm có kiểm tra chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo trì tiên đoán, sắp xếp và bốc dỡ hàng hóa, IIoT, Big Data và AI.
      Việc kiểm tra chất lượng vốn được thực hiện bởi con người và là một trong những công đoạn tốn nhân công trong dây chuyền sản xuất. Với những thiết bị cảm biến hiện đại, đặc biết là cảm biến hình ảnh hoặc camera công nghiệp thế hệ mới kết hợp cùng các bộ PLC tiên tiến, việc kiểm tra chất lượng có thể được tự động hóa hoàn toàn với năng suất, công suất và độ tin cậy. Những PLC hàng đầu thế giới còn có khả năng tích hợp với tất cả các thiết bị hệ thống tự động hóa tạo nên một hệ thống kết nối vạn vật trong sản xuất (IIoT), thu thập và tổng hợp dữ liệu của quá trình sản xuất qua đó cho phép hiện thực hóa việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm.
     Bên cạnh những dữ liệu về sản phẩm và nguyên vật liệu, IIoT còn cho phép thu thập dữ liệu của toàn bộ máy móc, cấu kiện từ các thiết bị cảm biến dưới dạng Big Data. Từ đây, kết hợp với trí tuệ nhân tạo và Machine Learning để phân tích dữ liệu thu thập này để có thể giúp đánh giá tình trạng máy móc, qua đó có những khuyến nghị bảo trì thay thế máy móc và linh kiện theo định kỳ hoặc vào thời điểm phù hợp nhằm giảm thiểu việc gián đoạn sản xuất. Đây chính là việc hiện thực hóa bảo trì tiên đoán.
    Một số dòng PLC thông minh thế hệ mới đã tích hợp sẵn tính năng AI (AI PLC) để tự động thu thập, phân tích và điều chỉnh các thông số điều khiển tối ưu cho công đoạn sản xuất mà không cần có sự can thiệp của con người, góp phần liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp cho việc chuyển đổi sản xuất giữa các sản phẩm diễn ra nhanh chóng và chính xác, qua đó nâng cao hiệu quả và tăng cường tính linh động trong sản xuất.
     Bên cạnh đó còn là những đóng góp của công nghệ robot trong thời gian gần đây. Ứng dụng của robot trong công nghiệp 4.0 vì thế mà cũng trở nên đa dạng và dần có thể thay thế trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất. Mỗi delta robot với thế mạnh về tốc độ có thể thay thế tới 12 công nhân sắp xếp sản phẩm trong sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng với thời giant hu hôi vốn 18 tháng. Các robot 6 trục với khả năng linh hoạt có thể thay thế công nhân trong các thao tác đòi hỏi độ tỉ mỉ va chính xác cao như hàn vi mạch điện tử. Khi kết hợp với camera công nghiệp có thể thực hiện luôn khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm qua đó giúp giảm lượng lớn công nhân thao tác thủ công trong môi trường độc hại và luôn đảm bảo tính đồng nhất của chất lượng sản phẩm
Robot ABB, robot Nachi được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thiết bị tự động hóa, có thể lập trình điều khiển những trục của robot thông qua bộ điều khiển.
      Trong tất cả các ứng dụng nêu trên của từ khóa được nhắc đến nhiều nhất là sự kết nối và tính liên thông giữa các khâu trong hoạt động của toàn nhà máy. Nhưng chính từ khóa "kết nối" này cũng dựa trên tiền đề quan trọng là tính sẵn sàng của một hệ thống thông tin thông suốt trong toàn doanh nghiệp, từ khối quản trị, văn phòng đến nhà máy sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng. Nền tảng cho hệ thống thông tin trong kỷ nguyên 4.0 này được gọi là sợi dây liên kết số (Digital Thread). Bất kể một doanh nghiệp nào muốn thành công trong chuyển đổi số và ứng dụng hiệu quả các công nghệ của Công nghiệp 4.0 bắt đầu và thành công trong việc xây dựng sợi dây liên kết số. Có một sợi dây liên kết số cũng giống như việc cơ thể con người cần có hệ thống thần kinh.

Read more…

18:27 |
Thêm 2 ca mắc mới COVID-19, có 1 người liên quan đến bệnh nhân 243, Việt Nam có 257 ca.

Theo Bản tin lúc 18h00 ngày 10/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, đã ghi nhận 02 ca mắc mới COVID-19, một người có liên quan đến bệnh nhân số 243 ở Mê Linh, Hà Nội nâng tổng số ca mắc tại nước ta đến thời điểm này là 257 ca
Tổng số ca mắc: 257 trường hợp, trong đó:
- 159 người từ nước ngoài
- 98 người lây nhiễm thứ phát.
- CA BỆNH 256 (BN256): nam, 52 tuổi, Quốc tịch Việt Nam, ở Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên. Được cách ly từ Nga trở về Hà Nội.
Ngày 27/3 từ Nga về Việt Nam trên chuyến SU290, cách ly tập trung tại Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. 
Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung
- CA BỆNH 257 (BN257): nữ, 15 tuổi ở xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, là học sinh, đang nghỉ học ở nhà, không đi đâu.
Ngày 20/3, ca bệnh số 243 (bạn bố BN) có đến chơi nhà và nói chuyện với bố BN. Ngày 08/4 BN có sốt, chảy mũi.
Ngày 09/4 lấy mẫu. Ngày 10/4 kết quả dương tính với virus SASR-CoV-2. Bố bệnh nhân cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm, tuy nhiên kết quả âm tính với virus SASR-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung.
Thêm 16 Bệnh nhân có kết quả âm tính ngày hôm nay . Tính đến 16h00 ngày 10/4 Việt Nam có 144 ca bình phục.
                                                                                              Theo Thái Bình /SK-ĐS
Read more…

12:01 |
Samsung Sdiv- Tuyển Dụng Kỹ Thuật Viên Kinh Nghiệm


▪️Vị trí tuyển dụng: Kĩ thuật viên
▪️Yêu cầu: Tốt nghiệp Cao đẳng chính quy/ Cao đẳng nghề tất cả các chuyên ngành kĩ thuật ( Điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí, CNTT, ô tô, xây dựng, hàn, …)
▪️Địa điểm làm việc: Nhà máy Samsung tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh.


Nhân viên kỹ thuật sẽ đảm nhiệm một trong các nhiệm vụ công việc sau đây phục vụ hoạt động sản xuất trong công ty:
 • Thiết kế, cài đặt và cải tiến chương trình cho máy mới cũng như máy tự động hóa, lập trình robot Nachi, Lập trình robot ABB đang sản xuất tại công ty.
 • Phân tích, tìm nguyên nhân và thiết lập đối sách cho các vấn đề bất thường phát sinh trên dây chuyền sản xuất.
 • Kiểm tra và đánh giá thiết kế, chức năng, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
 • Nghiên cứu, thiết lập điều kiện cho sản phẩm, công đoạn sản xuất, cải tiến chất lượng linh kiện.
 • Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, đầu vào, chịu trách nhiệm liên hệ cùng khách hàng phân tích và khắc phục lỗi.
• Chi tiết công việc sẽ được trao đổi trong quá trình phỏng vấn.
Lưu ý: Khi tới thi tuyển và phỏng vấn Ứng viên chỉ cần mang theo CMT gốc, Bằng tốt nghiệp Cao Đẳng, Bẳng điểm, Bằng tốt nghiệp Cấp 3 và bút viết.
Các bạn hãy chia sẻ tới bạn bè, người thân của mình nhé!
Read more…

11:48 |

 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

Ngày 10/4/2020 trên thế giới có hơn 1,6 triệu ca nhiễm
Hơn 95.000 người tử vong và hơn 355.600 nghìn người bình phục.


Tại Việt Nam cập nhật đến 9h00 ngày 10/4
Tử vong : 0
Số ca mắc bênh : 255
Trong đó:
  • Tổng số ca bình phục :128 ca.
  • 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
  • 112 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 9/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm: BN17, BN18, BN19, BN21, BN22, BN23, BN24, BN25, BN27,BN29, BN30, BN31, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN45, BN46, BN47, BN48, BN49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN57, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN72, BN73, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN80, BN81, BN82, BN83, BN84, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN95, BN96, BN98, BN99, BN100, BN101, BN102, BN103, BN104, BN107, BN110, BN111, BN112, BN113, BN116, BN117, BN118, BN119, BN120, BN121, BN122, BN123, BN125, BN126, BN129, BN130, BN 131, BN132, BN136, BN137, BN138, BN140, BN142, BN152, BN153, BN154, BN159, BN160, BN179, BN187, BN192, BN197, BN198, BN200, BN203, BN222, BN23
  • Tính đến ngày 9/4, tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ:        24.208
  • Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly:         2.544
  • Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly):  74.941 (trong đó cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.892
  • Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn:             114.241
  • Số mẫu dương tính:                                           255
  • Số mẫu âm tính:                                                113.986
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á
  • MALAYSIA :Tổng số ca nhiễm 4.228, tử vong 67.
  • PHILIPPINES : Tổng số ca nhiễm 4.076, tử vong 203.
  • INDONESIA: Tổng số ca nhiễm 3.293, tử vong 280.
  • THÁI LAN: Tổng số ca nhiễm 2.423 , tử vong 32.
  • SINGAPORE: Tổng số ca nhiễm 1.910 , tử vong 7.
  • VIỆT NAM: Tổng số ca nhiễm 255 , tử vong 0.
  • BRUNEI: Tổng số ca nhiễm 135, tử vong 1.
  • CAMPUCHIA: Tổng số ca nhiễm 119 , tử vong 0.
  • MYANMAR: Tổng số ca nhiễm 23 , tử vong 3.
  • LAO: Tổng số ca nhiễm 16 , tử vong 0.
  • ĐÔNG TIMOR: Tổng số ca nhiễm 1 , tử vong 0.
Trên đây là toàn bộ số ca nhiễm và mắc bệnh của Việt Nam và thế giới.
>>> Xem thêm Blogdankythuat.com 
Read more…

Quảng cáo

Lượt truy cập